Cách đây cũng lâu, có cô ca sĩ nào đấy, rất nổi tiếng. Với sự thành công vang dội, chị mang âm nhạc Việt ra quốc tế, với tư duy âm nhạc đi trước thời đại, chị hiển nhiên gặt hái rất nhiều thành công sau hơn mười năm cống hiến cho nghệ thuật.
Tuy thế, “chữ tài liền với chữ tai một vần”, chẳng mấy chốc chị lại vướng scandal chị biết hát live như chị biết đi. Xã hội gán cho chị 2 chữ trịch thượng. Gạch đá ném chị cũng ném rồi, ca ngợi chị cũng ca rồi, nhưng từ đó chị mất hút, hiếm hoi xuất hiện ở bản đồ sao.
Không ai phủ định cái tài của chị có, nhưng người ta từ yêu cái tài đó chuyển sang hất hủi, tẩy chay. Ngẫm lại, chị đúng là giỏi thật, bản lĩnh thật, thông minh thật. Bao nhiêu danh xưng mĩ miều đều về chị cả, nhưng chỉ vì chữ trịch thượng, bỗng chị chẳng còn gì. Người ta còn chẳng cần đụng đến cái tài của chị.
Tớ có đọc 1 câu khá chua của bình luận viên: Chị giỏi thật đấy, nhưng ngoài kia đầy người giỏi như chị, hơn chị, có điều họ có thái độ tốt hơn chị. Vì sao chúng tôi lại chọn chị? Chị là ai mà cho mình cái quyền trịch thượng như thế?
Vì cái vấp quá đắt của người ta, mà chúng ta rút ra được bài học cho bản thân:
“Người giỏi thường kiệm lời
Người tài thường khiêm tốn”
Cách đây 2 năm, tớ tìm thấy câu này khá hay: Truehumilityisnotthinkinglessofyourselfbutthinkingofyourselfless-Ken Blanchard( or can be foundbyC.S. Lewiswhenwesearchongoogle)
Dịch: Khiêm tốn thật sự là hiểu biết nhiều về bản thân, nhưng không nói nhiều về nó. Hoặc cũng có thể dịch: Khiêm tốn thật sự không phải là nghĩ bản thân thấp kém, mà là để bản thân lùi lại so với mọi người. ( hay nói cách khác là không tranh đoạt hào quang, chiến thắng, mà vẫn biết rõ khả năng mình đến đâu)
Vậy, tại sao lại phải khiêm tốn mà không được trịch thượng, cao ngạo nhỉ? Có một câu chuyện, khi một em bé hỏi người anh lớn hơn của mình thế này:
- Tại sao em phải khiêm tốn ạ?
- Em có cho mình điều gì để nghĩ bản thân có thể cao ngạo?
- Em rất giỏi, ai cũng thấy điều đó. Em luôn được huy chương, bảng vàng. Mấy năm liền, ai cũng ngưỡng mộ em. Em luôn là người cố gắng nhất, cũng luôn là người vững kiến thức nhất, lại luôn là người bất khả chiến bại, tận 4 năm liền lận!
- Chà, đúng là em giỏi thật! Quả đúng là em không cần khiêm tốn, vì em giống như câu “ hữu xạ tự nhiên hương”, không cần nói cũng thấy!
- Vậy tại sao em cần khiêm tốn ạ?
- Anh công nhận 1 người thực sự có năng lực thì không cần khiêm tốn. Em có biết lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow không? Họ có nhắc đến 2 nhu cầu, là được công nhận và được thể hiện trọn vẹn bản thân, nên tâm lý của em như vậy là không hề sai.
Em có thấy thành công mình có được dễ dàng không?
- Dạ, để đạt được sự ổn định này, em phải trả giá nhiều hơn tất cả mọi người, vì em không thông minh sẵn, làm gì cũng không dễ dàng hơn.
- Đúng, em có từng quan sát mọi người xung quanh em không? Họ có nỗ lực vất vả không?
- Dạ có, đôi khi tham gia vào những đội nhóm, em có thấy sự vất vả của họ, có thể đồng cảm được.
- Em có bao giờ lo sợ người khác không nhận ra năng lực của em không?
- Dạ, đôi khi không, đôi khi có. Mỗi lúc em thất bại, hay vào một môi trường mới, điều đầu tiên em muốn là mọi người phải biết em giỏi. Dù là do em thể hiện, hay do mọi người tự nhận ra.
- Rất bất công nếu đã nỗ lực như vậy mà không được khen đúng không?
- Dạ!
- Nhưng em có bao giờ nghĩ là, khi em càng lớn, thế giới càng mở rộng hơn, sẽ luôn có người nỗ lực hơn em, thông minh hơn em không? Khi ấy, rõ ràng là em hiểu sự vất vả đó, cũng hiểu rõ sự nỗ lực đó, chẳng phải chúng ta nên tôn trọng công sức ấy sao?
Khi mà, em biết đồng cảm á, em sẽ thấy bản thân rất giỏi, nhưng cái sự giỏi của mình sẽ đứng sau 1 chút sự nể phục người khác. Vì không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi cho mình cố gắng, cho nên việc em lựa chọn không khiêm tốn, có hơi không hay so với các bạn khác cũng đang cố gắng. Vì gia đình của họ, vì ước mơ của họ.
Lỡ như mình không thuận lợi, em có nghĩ với sự nỗ lực và giỏi giang này, mình sẽ đứng được ở vị trí này không?
Nên là sẽ hay hơn, khi em vừa có thể sử dụng cái tài của em, mà vừa dành ra một sự tôn trọng cho tất cả nỗ lực của mọi người. Anh cũng công nhận em có tài, cơ mà giả sử nha, cái tài mình không thể sử dụng được, thì mình giỏi giang để làm gì?
Khiêm tốn chỉ là cách để em giữ lại sự tôn trọng cho nỗ lực của mọi người, và cũng để nhận lại sự tôn trọng cho em nữa.
- Ơ, thế nếu em cao ngạo, là em không tôn trọng ạ?
- Không phải thế, anh nghĩ là nó chỉ có hơi khó gần tí. Có cảm giác như họ rất cần sự công nhận ấy. Anh cũng có gặp vài người như vậy, anh cảm thấy thương nhiều hơn, vì họ hơi bận để mong muốn mọi người biết họ đã tài giỏi ra sao.
- À em hiểu rồi, vậy là người giỏi thường kiệm lời, người tài thường khiêm tốn, vậy người nào mà không kiệm lời, không khiêm tốn, thì chưa chắc đã giỏi đâu!
- Khi em giỏi, em sẽ tự nhiên nhận ra được ai là người có năng lực, có nỗ lực. Anh bảo rồi, nhiều lời và khoe mẽ, chỉ là một cảm giác tự ti nhất thời thôi, không liên quan đến năng lực đâu.
Hôm nọ, anh có vào 1 groupThư Pháp, người ta đăng rất nhiều ảnh luyện viết, thì có 1 cmt thế này:
Tập viết, đưa lên mạng
Xem ra cũng loạng quạng
Mặt chữ cũng chưa sành
Thì xin đừng ra dáng
Em thấy sao?
- Dạ, ông chú này đang thể hiện mình rất giỏi để chê bai chủ post ạ. Đến mức ông nghĩ là chủ post cũng đang khoe mẽ trình viết của mình.
- Đúng là ông chú giỏi, nên mới viết thơ. Thú chơi thơ đâu phải ai cũng làm được, ông này cũng biết rõ mặt chữ, biết luôn chủ post đang ở giai đoạn chập chững. Nhưng em thấy đó, dù giỏi, nhưng ông không góp ý, động viên, hay cũng không dùng cái giỏi đó đi chỉnh sửa, làm chủ post tốt hơn, mà lại dùng để thể hiện bản thân, lại dìm người mới xuống, em thấy khó chịu không?
- Dạ có!
- Em cũng là người đi trước, em cũng hiểu rõ, mình đi trước người khác 1 bước, thì mình cần có trách nhiệm để chỉ lại người đi sau, họ chỉ chậm hơn mình 1 bước, không có nghĩa là họ kém hơn. Vì sao lại thể hiện thái độ không tôn trọng em nhỉ?
- À em hiểu rồi! Khi một người tài khoe mẽ, chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, không chỉ làm người khác khó chịu, mà còn vô tình giết luôn khởi tâm của những người mới. Chà, trịch thượng coi vậy mà cũng tiêu cực phết!
- Em hiểu vấn đề rồi đấy! Anh nói trước, bộ môn này có nhiều người giỏi lắm, có thể rất giỏi kỹ năng, rất giỏi tài năng. Nhưng mà, em chỉ nên lựa người nào khiêm tốn mà học, bởi nếu họ không cần chứng minh bản thân giỏi, họ sẽ có thời gian để tập cho em giỏi và chấp nhận được em sẽ giỏi hơn họ, vì họ dùng cái tài của mình làm nên chuyện, chớ không phải để chữa trị sự tự ti của bản thân.
Đôi khi, sẽ vấp nhiều nhận xét là em méo chữ này, không rành chữ kia, vấn đề là cả 1 kỳ công luyện tập của em cơ, thì em cũng đừng nản chí. Bởi em có tài mà, việc em giỏi Thư Pháp chỉ là vấn đề thời gian và ý chí của em.
- Dạ, em hiểu rồi! Em vẫn cảm thấy, có tài mà tự phụ thì thật là xấu xa!
- Không đâu, chỉ là người ta không thực sự tin vào bản thân mình thôi. Đúng là chưa chắc vào thực tế, người tài này có thể lấp lánh như những gì mình nói. Bởi vậy nên em cần giữ lại một tấm lòng bao dung nữa, nếu họ dùng hết thời gian trong ngày để tìm cách được khen, được công nhận, bằng cách nói quá nhiều về sự hiểu biết, giỏi giang của mình. Thường xuyên hạ thấp, chê bai người khác bằng kiến thức của mình, tính ra họ cũng là một người đáng thương. Đừng chê trách nha, chỉ là họ đang trong giai đoạn khủng hoảng thôi.
Nếu mình biết người ta sai, nhưng mình không vạch trần, cứ để họ nhận được điều mình muốn, thì có khi em sẽ gián tiếp chữa trị sự tự ti của họ đó!
- Dạ!
Và chúng tôi kết thúc buổi trò chuyện tại đó.
Tóm lại, khi người ta lỡ giỏi giang, thì sẽ luôn có 2 xu hướng. Hoặc là trịch thượng, hoặc là khiêm tốn. Tớ không ở đây để bài trừ trịch thượng, hay thần thánh hóa sự khiêm tốn. Bởi dưới góc nhìn của tớ, người có xu hướng trịch thượng tức là đang rất thiếu sự công nhận, cần được dỗ dành và động viên nhiều hơn là chỉ trích. Bởi khi người ta thiếu, người ta sẽ càng đòi hỏi ở bên ngoài nhiều hơn là chọn quay lại bên trong.
Nên đừng ép bản thân phải khiêm tốn vì bất kì điều gì cả, khi cậu đang mắc vấn đề tâm lý tự ti, như thuyết của Maslow. Hãy dần dần tự chấp nhận, để tự nhiên biết đủ với bản thân và khiêm tốn bởi vì muốn tôn trọng, trân trọng công sức lao động của bản thân và tất cả mọi người.
Nếu thấy thoải mái hơn, cứ lựa chọn trịch thượng. Nếu muôn nhìn thấy bầu trời rộng lớn hơn, cứ lựa chọn khiêm tốn. Âu cũng là một sự lựa chọn, còn bản chất chúng ta vẫn xứng đáng để tài giỏi.
Lý thuyết Maslow được nhắc đến trong cuộc trò chuyện trên, là maslow'shierarchyofneeds1943 ( tháp nhu cầu của con người), nghiên cứu về tâm lý nhu cầu của con người trong xã hội cá nhân. ( Chưa phù hợp với xã hội phương Đông).
Đã được bổ sung thêm các nhu cầu khác trong cuốn Động Lực và Nhân Cách-Abraham H. Maslow.(1954, 1970)
công trình này không nhằm mục đích chứng minh nhu cầu nào cao hơn nhu cầu nào, có thể tự do linh hoạt thay đổi các mục của kim tự tháp. Chỉ nghiên cứu cho người đã trưởng thành, não phát triển đầy đủ.
Mô hình hiện nay đang là lý thuyết phổ biến cung cấp thông tin cho bộ môn tâm lý học trên thế giới, tuy nhiên vẫn vướng tranh cãi về giới tính, tôn giáo, văn hóa, thời bình, thời chiến.
Tuy hơi vấp tranh cãi về tính khoa học, nhưng tớ không phủ nhận tính bao quát và kỹ lưỡng của mô hình này. Rất thích hợp để nghiên cứu tâm lý học và tâm lý học hành vi, sâu về chuyên môn. Tớ rất recommend mọi người tìm đọc để hiểu sâu sắc mô hình lý thuyết này. Bởi theo tớ tìm hiểu, bản 5 nhu cầu trên mạng hiện tại là chưa đầy đủ, đồng thời chưa khái quát sâu sắc về nghiên cứu của tác giả, bởi vì đó là bản đầu tiên trong bài báo năm 1943 "A TheoryofHumanMotivation" trên tạp chí PsychologicalReview.
Nguồn : https://en.wikipedia.org/wiki/Maslow%27s_hierarchy_of_needs ( Có đầy đủ bản tóm tắt và cập nhật, các nguồn tài liệu của lý thuyết này)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3161123/ ( bàn luận, phân tích về lý thuyết này)
https://thedecisionlab.com/reference-guide/psychology/maslows-pyramid ( tại sao lại là kim tự tháp, và tranh cãi về việc thể hiện các nhu cầu theo mô hình kim tự tháp)
https://www.td.org/content/atd-blog/maslows-hierarchy-separating-fact-from-fiction ( Bài viết có nhắc đến nghiên cứu này mang tính quan sát cá nhân, không phải là nghiên cứu khoa học)
Đăng nhận xét