Thanh Phong Bùi Khắc Sáng

Bùi Khắc Sáng

Nghệ sỹ thư pháp - Nhà sáng tạo nội dung
  • Emailvnthudao@gmail.com
  • SĐT0966 966 007
  • Sinh nhật25 Tháng 4
  • Quê quánNam Định, Việt Nam

Tìm hiểu về Chiếu Dời Đô - Thiên Đô Chiếu của Lý Thái Tổ

Tìm hiểu về Chiếu Dời Đô - Thiên Đô Chiếu của Lý Thái Tổ


Hôm nay rảnh ngồi tìm hiểu một chút về lịch sử, và chủ yếu là về tác phẩm Chiếu Dời Đô nhận thấy một số điểm khá hay ho. 

GIAI ĐOẠN CHỌN CỐ ĐÔ HOA LƯ

Sau 1 năm tọa lạc tại kinh đô Hoa Lư, Lý Thái Tổ nhận ra vị thế của đất nước và định hướng phát triển đất nước Đại Cồ Việt không thực sự thuận lợi ở kinh đô này, nên ông quyết định ban chiếu dời đô, vào năm 1010, để chuyển kinh đô từ Hoa Lư sang Đại La.

Đôi chút về kinh đô Hoa Lư, kinh đô tồn tại 42 năm, đi qua 3 thời Đinh, Tiền Lê, và Lý (12 năm triều Đinh (968-980), 29 năm triều Tiền Lê (980-1009) và đầu nhà Lý (1009-1010).Nên hẳn người ta sẽ có thắc mắc tại vì sao mà vua Lý lại ra một chỉ thị hơi trái ngang với ông bà của ông như thế.

Nhưng có vẻ quyết định của ông là đúng, vì so với 2 thời đại có vẻ hơi yểu mệnh trước, thì kinh tế thời lý đã vương lên tầm sầm uất tận 200 năm liền, vậy hãy nói thêm về tầm nhìn của vua Lý và các thời đại trước, về kinh đô Hoa Lư.

Như lịch sử, năm 968, sau khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, kết thúc hơn 20 năm loạn lạc ( 944-968), thì ông chọn Hoa Lư là Kinh Đô, hiệu Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

Lúc này, Hoa Lư có địa thế đồi núi trùng điệp, bao bọc xung quanh vành đai kinh đô như tấm bình phong, sông Hoàng Long uốn khúc, cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông rất phù hợp về mặt quân sự. Dĩ nhiên, vua lớn lên trong thời loạn, việc lựa chọn ổn định quân sự là ưu tiên hàng đầu. 

Nhưng vào mùa đông năm 979, vì cha con Đinh Tiên Hoàng đều bị sát hại, triều đình nhà Lê suy yếu, tức là mới 12 năm sau đó thì Lê Hoàn tiếp ngôi, mở ra thời đại Tiền Lê năm 980. Nhưng vì sao lại tiếp tục chọn Hoa Lư làm kinh đô? Vì lúc này, nhà Tống lại tiếp tục xâm lược, và cũng không có nơi nào hoàn hảo về cả chính trị và quân sự như kinh đô Hoa Lư.

À, khúc này có giai loại cắm cọc sông Bạch Đằng ( 981) khá nổi tiếng này.

Lê Hoàn lấy hiệu Lê Đại Hành, lên ngôi đâu đó tầm 24 năm, thì băng hà. Lúc này, thay vì ổn định và mở rộng đất nước, thì khá khen là các hoàng tử lại đua nhau tranh giành ngôi vị, tẩm quất đâu đó 7 tháng thì Lê Long Việt- hiệu Lê Trung Tông lên ngôi vua. 

Đâu đó 3 ngày thì lại bị giết. Thọ 23 tuổi. Theo sử sách thì là do ông nhân hậu quá, lại không biết phòng gian, nên bị ám sát. Mà đúng, sau đó thì người ám sát cũng lên ngôi vua.

Lê Long Đĩnh- hiệu Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế sau khi cướp ngôi thì vẫn đóng đô ở Hoa Lư. Bởi lẽ, ông cũng không có nhu cầu quản nước, lãnh đạo cho lắm. Với tư cách là một bạo quân chân chính, ông nổi tiếng với trò róc múa trên đầu nhà sư, vì quá hoang dâm vô độ mà thiết triều phải nằm. 

Tọa ngôi được vỏn vẹn 4 năm, thì ông mất, thọ 24 tuổi.

Triều Tiền Lê từ đó cũng kết thúc, bằng những drama trong gia tộc, chớ cũng không có gì gọi là mở rộng hay vững mạnh đất nước, âu cũng do địa thế của kinh đô Hoa Lư không thực sự phù hợp để làm kinh tế, hay đón lòng dân.

Cũng may trong 5 năm hai vị thiên - nghịch tử lên ngôi, không có giặc ngoại xâm đô hộ, nếu không cũng lực bất tòng tâm, thiếu hụt hiền tài. Và trong 5 năm này, cả 2 vị vua đều rất ổn với kinh đô Hoa Lư, vì địa thế thuận chính trị, nên không ai có nhu cầu dời đô.

Cũng nói thêm ở thời đại của Lê Hoàn( tức bố của 2 vị hoàng tử trên), tư duy ổn định đất nước, đánh bại Tống, Chiêm Thành, dẹp tộc người ngoài biên giới, hay nói 24 năm trị vì của Lê Hoàn ( 980- 1005), ngoài đánh giặt ngoại xâm, mở rộng biên cương, mở kinh tế dưới chế độ nông nghiệp, thủ công nghiệp, thì với ông lúc này kinh đô Đại La vẫn còn là một nơi ổn áp. Tức theo tớ tìm hiểu, năm 1003, trước 2 năm khi ông băng hà, ông còn đang đi Hoan Châu vét kinh Đa Cái. Vì muốn khai mở tuyến giao thông đường thủy đi về phía nam.   

Sau vỏn vẹn 29 năm kể từ khi Đinh Tiên Hoàng còng lưng gánh nước, thì Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi nối tiếp hoàng đế, mở ra triều đại nhà Lý.

Lý Công Uẩn, hiệu là Lý Thái Tổ, cũng chính là người đã ôm xác vua Lê Hoàn mà khóc, được sự hợp tác vận động ngầm trong triều của quan Chi Hậu Cam Mộc mà được lên ngôi vua. Ở khúc này lịch sử có 1 xíu huyền bí của thiền sư Đạo Hạnh, nên thôi tớ không nhắc tới.

Và trong 5 năm các vị hoàn tử tranh đoạt ngôi vua, giết hại lẫn nhau, Lý Công Uẩn chứng kiến tất cả, dĩ nhiên không dại mà ở lại cái nơi lòng dân không thuộc về mình. 

GIAI ĐOẠN DỜI ĐÔ ĐẾN THĂNG LONG

Nên đúng 1 năm sau kể từ khi lên ngôi, có vẻ vì nhìn thấy triều thần lẫn lòng dân vẫn còn nhiều quân không phục, vẫn ủng hộ triều Tiền Lê, và cũng vì thâm niên lịch sử cũng chưa có ai trao ngai cho họ khác khi vẫn còn hoàng tử, và cũng bởi địa thế Hoa Lư không thực sự thích hợp để phát triển kinh tế. Với quá nhiều lý do, và muốn giữ vị thế mình, Công Uẩn cãi lại ông cha, bắt đầu dời đô xuống Thăng Long.

Phàm làm vua thì nên tọa lạc ở nơi khẳng định vị thế của mình chớ.

Trong chiếu dời đô, vua Lý nói thế này :

“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.

Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”

Thì vào thời nhà Lý, hay gọi là cuối thời Tiền Lê tầm một vài năm, ai cũng thấy sự bạo quân ngang ngược của Lê Long Đĩnh, nên có lẽ chỉ với 1 tấm chiếu chỉ “ thuận thiên”, đức vua đã có thể dời cả kinh đô gần 40 năm đương triều, sang một địa điểm không có tiền lệ. 

Ở đoạn này, xin nói thêm là theo một số nguồn tin, thì việc lên ngôi của vua Lý đối với nhà Lê tương đương cướp ngôi, nhưng đối với quốc gia lại là một chiếc phao cứu mạng..

Và đúng đấy, dưới đao gươm của Công Uẩn, Lê Minh Đề và Lê Minh Xưởng ( là thái tử lúc bây giờ) cũng băng hà. Có trang sử cũng ghi chép rằng, rất vô lý khi một người mới 24 tuổi lại băng hà vì bệnh tật như vậy, nên đúng, khúc này trong Đại Việt sử ký tiền biên- Ngô Thì Sĩ , thì họ có nhắc đến là do ý của Lý Công Uẩn.

Nhưng cũng không ngoa khi đây là một quyết định đúng đắn của Lý Thái Tổ, khi rời xa cái kinh đô đầy drama đó, bởi kinh đô Thăng Long  chính là nơi tạo dựng nên thời kì phát triển cực thịnh của nhà Lý lúc bấy giờ. 

Nói về Thăng Long, hồi đó tên Đại La, cũng được vua ướm từ trước, còn hồi khúc rồng bay lên há chăng chỉ là củng cố lòng dân. Còn về tên Thăng Long là đặt theo hồi khúc đấy. Thời nay, văn vẻ thêm, thì tên gọi này hàm chứa khí thế mạnh mẽ vươn lên của quốc gia, dân tộc; đồng thời thể hiện ý thức về cội nguồn con Rồng cháu Tiên.

 “thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Đông Bắc Nam Tây, tiện hình thế, nhìn sông tựa núi…Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…’’ 

Người ta bảo, nắm kinh tế là vững chính trị, đúng vậy! Kể đến 200 năm hưng thịnh và sầm uất của kinh tế thời Lý, đã mở đường cho một quốc gia thực sự vững mạnh, đề cao nền độc lập tự chủ của nước nhà.

Từ việc thời đô về Thăng Long, củng cố địa vị và mở rộng khả năng lãnh đạo của Lý Thái Tổ, thì lúc này Nhà nước trung ương tập quyền ra đời.  điều này đã góp phần định hình tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này, trong quá trình định hình đất nước dân chủ. ( Đó là lý do không thể chuyển 1 lần từ quân chủ sang dân chủ được, mà còn có bước đệm này của Vua Hùng)

Thiết nghĩ, nếu vua Lý còn ở cố đô Hoa Lư, mà tạo dựng nên một hệ thống Nhà nước mới, thì dĩ nhiên không thể thuận lòng dân ở nơi chủ lục quân chủ như thế. Nên dời sang Thăng Long là một bước cờ hợp lý, để củng cố năng lực trì vì vượt trội của vị vua này, cũng như các đời vua Hùng tiếp theo.

Nói 1 chút về sự khác biệt của 2 mô hình nhà nước này, thay vì chọn quân chủ với vua là nhất, Toàn bộ quan chức, hệ thống trung ương đều lấy từ con ông cháu cha, như thời phong kiến, thì vua Lý đã có một bước đi out trình hơn, là cho phép các cấp địa phương được hình thành, tiếp nhận tư tưởng cho phép hiền tài ngoài tộc cống hiến cho đất nước.

Pháp luật ra đời thay thế cho sự độc đoán cá nhân của thời phong kiến, mở rộng giáo dục, tìm kiếm thêm hiền tài có xuất thân ngoài quý tộc, tạo dựng một đế chế thuận lòng dân, quá hùng mạnh suốt 200 năm. 

Mà để có được những bước chuyển mình đầy ngoạn mục này, dĩ nhiên là phải dời đô, tránh xa xa cái nền quân chủ, nơi mị dân còn tôn thờ vương chỉ như cả trăm năm qua. 

Sự hưng thịnh của thời Lý- Trần thì không phải bàn tới, và tiếp nối đến là tư tưởng dân chủ của Bác, như tớ nhắc đến ở trên, là cả một quá trình xây dựng nước của các vị vua này.

Tóm lại, tớ đã kể cho cậu nghe quá trình chuyển mình từ một đất nước phong kiến quân chủ, chuyển sang trung ương tập quyền đã mất nhiều công sức như thế nào, mà ở đó, Chiếu Dời Đô là một cột mốc rất quan trọng, đánh dấu bước đầu tiên mở đầu cho một đất nước từng bước hiện đại hơn, làm bước đệm vững chắc cho rất nhiều lối tư duy thay đổi sau này.

Người ta gọi đây là một cuộc bức phá vĩ đại, để mở đầu cho công cuộc phát triển đất nước vượt bậc. Người ta cũng ca ngợi tư duy khoa học kinh ngạc của Vua Lý Công Uẩn, khi lựa chọn Đại La, nơi tiện nghi sông núi, là trung tâm đất trời, quá thích hợp cho sự phát triển của kinh tế, nó trái hoàn toàn với lối tư duy phòng thủ lúc bấy giờ của nhà Đinh- Tiền Lê như tớ đã kể ở trên. Thời Đinh- Tiền Lê không chọn dời đô, vì Thăng Long là nơi rộng lớn, bằng phẳng, khá năng phòng thủ vô cùng kém, họ chấp nhận hi sinh việc phát triển kinh tế, chấp nhận giữ an toàn cho đất nước.

Cũng không ngoa, khi như tớ đã kể ở trên, thời ấy nước ta bị xâm lược liên tục, ông cha chọn bảo toàn an nguy cũng không sai. 

Nói đến đây, khi Lý Công Uẩn có tư duy chọn kinh tế thúc đẩy chính trị lại là một lựa chọn có phần chưa có tiền lệ, hay gọi là nguy hiểm vượt bậc, nhưng cũng là đánh dấu cho sự trưởng thành trong tư duy quản lý đất nước. Nếu không dời đô, định đô tại Thăng Long, hẳn sẽ như các thời Khúc, Dương, Ngô, Đinh, Tiền Lê, sẽ chẳng có sự phát triển mang tính cách mạng nào diễn ra cả.

TẠI SAO KHÔNG CHỌN NƠI KHÁC?

Chọn Đại La, mà không chọn bất kì nơi khác, thì cũng phải nói đến tư duy chiến lực cực đỉnh của vua Lý, khi hiểu việc quan trọng trong gắn kết quốc gia- dân tộc. Một nơi đầy đủ ý nghĩa của quyền lực quốc gia : Kinh tế, giáo dục, văn hóa. Chỉ có Thăng Long, nơi không đáp ứng được vị thế quân sự, nhưng đủ sức để trở thành trung tâm hành chính quốc gia. Chấp nhận dùng kinh tế đẩy quân sự, chấp nhận cải cách một chế độ nhà nước mới, chấp nhận đưa giáo dục vào thường dân, là một bước đi vượt xa khả năng tư duy, văn hóa của những thời đại trước. 

Nếu không dời đô sẽ không có được. 

Tớ sẽ để một số trích nguồn về những điều tớ nói, để cho bạn muốn nghiên cứu kỹ hơn về thời đại lịch sử mang tính chuyển mình này.

Dễ có thể thấy, nhà Lý rất vượng kinh tế, đồng nghĩa văn hóa cũng đã đạt đến đỉnh cao. Thời này, người ta dùng chữ Hán để truyền bá, nên chỉ xuất hiện ở tầng lớp quý tộc, sư tăng. Đây cũng là thời xuất hiện các nhà sư tiêu biểu như :  Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm. 

Ở thời đại này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, nên ta không khó để tìm thấy các bút tích chữ Hán ở những câu đối trong đền, chùa. Bởi quá thịnh văn học, nên có lẽ đồng nghĩa nghệ thuật viết chữ của thời này cũng thịnh không kém. Và như tớ có nhắc đến bài trước, đây cũng là thời đại xuất hiện chữ Nôm.

Tuy chưa tìm thấy thông tin ghi chép, nhưng cũng không khó để nhận ra ngành nghệ thuật chữ viết cũng thịnh ở thời kì này, khi các ghi chép đã tìm thấy bút tích ở các bia chùa, hay chuông chùa. Sau thời kì này, đến thời Trần, Hồ, văn học lại được đà phát triển hơn nữa, từ đó nhìn thấy sự đồ sộ vượt bậc của nghệ thuật chữ viết ở những thời đại này của nước ta. 



Nhận xét

Dark Template